Tính toán chi phí của dự án

Nguyên Tắc Thiết Kế Đồ họa

Các nguyên tắc này sẽ giúp bạn dễ dàng dàn trang, trình bày và sắp xếp bố cục một cách : trực quan và tự nhiên hơn. 
1. Nguyên tắc đồng bộ
Con người có bản năng là sắp xếp những thứ giống nhau thành một nhóm. Nguyên tắc đầu tiên của thuyết Gestalt chính là dựa vào đặc điểm này. Mọi thứ sẽ được nhóm theo màu sắc, hình dạng hoặc kích thước. Nhờ đặc điểm này, tính tương đồng có thể dùng để gắn kết các yếu tố giống nhau dù không cùng vị trí trong thiết kế.
 
Các yếu tố thiết kế có thể được coi là có liên quan nếu chúng có chung một trong những các đặc tính sau: màu sắc, hình dạng, kích thước và kết cấu.
2. Nguyên tắc gần kề
Cũng là một yếu tố thiết yếu của hệ thống phân cấp thị giác, nguyên tắc gần kề là một cách phổ biến để nhóm các yếu tố thiết kế. Nói một cách đơn giản, các đối tượng gần nhau thường được coi là có liên quan nhiều hơn các đối tượng ở xa nhau.
 
3. Nguyên tắc khép kín
Khi bạn phác thảo một bức tranh, ngay cả khi đường nét các bộ phận bị thiếu, tâm lý con người sẽ thực hiện mọi nỗ lực để khớp nó với một đối tượng đã biết chỉ cần nhà thiết kế tạo ra đầy đủ thông tin mà người xem có thể từ điền vào các khoảng trống. Nếu thiếu quá nhiều, thiết kế sẽ thay vào đó xuất hiện dưới dạng các phần riêng biệt.
 
Dạng đơn giản nhất của nguyên tắc này là hướng ánh nhìn vào những điểm nối theo vị trí từ đầu đến cuối. Phức tạp hơn thì thường thấy trong các thiết kế logo. Vi dụ như hình ảnh gấu panda trong logo của World Wildlife Fund, các đường viền như bị “võ thiếu”, tuy nhiên não bộ chúng ta vẫn hình dung ra đầy đủ chi tiết của thực thể này.
 
4. Nguyên Tắc Chính – Phụ
Não bộ chúng ta sẽ phân biệt được chi tiết nào trong bức ành là trọng tâm hoặc phần nền. Do đó, điều kích thích sự thú vị của chúng ta chính là việc nhìn thấy 2 hình ảnh độc lập nhau trong cà trọng tâm và phần nền của thiết kế. 
Đôi khi các nhà thiết kế có thể sử dụng nguyên tắc này để thu hút sự chú ý đến sáng tạo của họ. 
 
5. Nguyên tắc liên tục
Dù là đường thẳng hay uốn cong, trong đầu ta luôn muốn giữa chúng có chung một đích đến. Ta không có thói quen coi chúng như là những thực thể tách rời nhau. Khi mắt của chúng ta nhìn thấy các đối tượng rời rạc nhau thì não bộ sẽ có xu hướng tiếp nhận và liên kết hình ảnh theo 1 chiều hướng hay chuyển động nào đó. Điều này được ứng dụng khi tạo đường dẫn thị giác trong thiết kế, khi bạn muốn điều hướng người xem đi theo một thứ tự nào đó. Nó có thể đơn giản là một dấu mũi tên dẫn dắt điểm nhìn đầu tiên hay là hình ảnh một nhân vật với ánh mắt quay sang trọng tâm của thiết kế chẳng hạn.
 
6. Nguyên tắc đối xứng
Quy luật sự đối xứng và thứ tự còn được gọi là Prägnanz trong tiếng Đức. Theo nguyên tắc này, khi đối diện với những hình ảnh mơ hồ, não bộ con người sẽ tự mặc định đưa nó về hình thái đơn giản nhất có thể.
 
Con người có xu hướng cảm nhận các đối tượng như hình dạng đối xứng bất cứ khi nào có thể. Đó đơn giàn là bàn chất của con người nhằm tìm kiếm trật tự giữa sự hỗn loạn. Do đó, các nhà thiết kế nên cố gắng cung cấp sự cân bằng trong một bố cục rối loạn.
 
Đối xứng không chỉ thực hiện theo nghĩa đen mới có thể mang lại hiệu quả. Cân bằng có thể được tạo bằng cách sử dụng bàng màu hài hòa hoặc biết cách nhóm các Element một cách hiệu quả.
 
7. Nguyên tắc đồng bộ
Nguyên tắc thiết kế đồng bộ cho rằng các phần tử di chuyển theo cùng một hướng được coi là có liên quan nhiều hơn các phần tử giống nhau di chuyển theo các hướng khác nhau. Bất kể vị trí của chúng hoặc chúng có thể khác nhau như thế nào, chúng ta dễ dàng nhận thấy các yếu tố di chuyển theo cùng một hướng dường như có liên quan với nhau.
 
Trong tự nhiên, chúng ta thấy rất nhiều bầy chim, đàn cá v.v. Thật ra, chúng chỉ là các cá thể riêng nhưng cùng di chuyển theo một khối, do đó chúng ta thường xem chúng như một tập hợp thực thể.
 
Hãy liên hệ với #Bluesky để được tư vấn chi tiết hơn về các thiết kế 
Công ty CP Truyền Thông Bluesky
Địa chỉ: Tầng 6, số 396 Xã Đàn, P. Nam Đồng, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0243 5772428 - 0913583578